Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

Lịch sử tổ nghề thêu

Lịch sử nghệ thuật thêu tay truyền thống (29/06/2007)
Ở Việt Nam, nghề thêu là một ngành nghề truyền thống đã có tự lâu đời. Lịch sử của ngành nghề truyền thống này vốn gắn liền với lịch sử tâm linh của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ.
Ngay từ thế kỷ thứ I, bên cạnh lá cờ thêu “Đền nợ nước trả thù nhà” của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam còn biết dùng công việc thêu thùa để trang hoàng nhà cửa, hơn nữa là để bày tỏ tâm sự, tình cảm và để làm đẹp cho chính mình.
Tuy nhiên, cho đến nay không ai biết được, nghề thêu Việt Nam được đánh dấu một bước ngoặt phát triển mới. Thời đó, ngài Lê Công Hành, (sinh ngày 18/01/1606 - mất ngày 12/06/1661) tại làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã đúc kết kinh nghiệm và kỹ thuật thêu dân gian Việt Nam để phổ biến rộng rãi một nghệ thuật thủ công mang đậm nét nghệ thuật.
Cho đến thời phong kiến, nghề thêu là một trong những nghề phục vụ cho Vua chúa và giới Qúy tộc. Sản phẩm thêu được hoàn thành bởi những chất liệu chỉ vải do công sức sáng tạo của những nghệ nhân Việt Nam. Những sợi chỉ lúc đó được nhuộm bằng công thức thủ công với chất liệu hoàn toàn thiên nhiên như củ nâu, cây chàm, vỏ bàng, nước điệp, lá vông, đá mài, hoa hòe…khiến cho người nước ngoài phải cảm phục để nhận định rằng: “Nhìn những màu nước nhuộm của các cô thợ thấy rất dơ dáy không ngờ đến khi nhuộm xong đều đủ hết một bảng màu vô cùng lạ lùng tưởng như phù phép mới có được".
Trong thời kỳ đó nghề thêu thường là do người phụ nữ Việt Nam đảm trách, theo quan niệm của nho giáo, người con gái phải hoàn thiện được tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” như người xưa từng nói:
“Trai thì đọc sách ngâm thơ
Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may”
Đại đa số phụ nữ cả nước đều biết thêu, tuy nhiên tập trung và có tính chuyên nghiệp từ lâu đời là ở Huế. Khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng ở Cố Đô Huế, bà Hoàng Thị Cúc mẹ vua Bảo Đại, cùng với Nam Phương Hoàng Hậu đã kết hợp những ưu điểm của kỹ thuật thêu Châu Âu với những tinh hoa của nghệ thuật thêu Châu Á để biến nó trở thành nghệ thuật thêu của Cung Đình, gắn liền với những đặc điểm thùy mị, tinh tế, tỉ mỉ của người con gái xứ Huế.
Gabrielle học giả người Pháp, chuyên nghiên cứu văn hóa Á Đông viết: “…Nhiều nơi đã truyền lại cho con cháu những ngành nghề lạ lùng là vẽ hình bằng chỉ làm cho bông sen, bông tự nở trên lụa, làm cho bươm bướm trên mặt nước trong xanh, người thợ thêu An Nam khéo léo hơn người thợ thêu Trung Quốc về đường kim mũi chỉ và cách pha màu sắc…”
Hocquard soạn giả sách nói về nghề thêu cuối thế kỷ XIX nhận định: “Người thợ thêu Việt Nam tỏ ra rất khéo léo trong việc phân bổ màu sắc trên lụa, để có những bức tranh thêu hòa hợp không chát chúa.”
Trải qua hàng thế kỷ thăng trầm, nghề thêu có khi lên xuống nhưng nó vẫn giữ được bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc.
Đầu thập niên 90, thế kỷ XX, tranh thêu lụa Việt Nam dần dần vươn đến đỉnh cao nghệ thuật thêu.
Khi công ty XQ bắt đầu thành lập, hai vợ chồng nghệ sỹ, nghệ nhân Võ Văn Quân và Hoàng Lệ Xuân đã vạch một hướng đi mới cho ngành nghề bằng cách kết hợp các đặc điểm của nghệ thuật hội họa, với những tinh hoa của kỹ thuật thêu cổ truyền mà chị Hoàng Lệ Xuân - xuất thân từ một gia đình gốc Huế - đã thừa hưởng và sáng tạo.
Ngày nay, tranh thêu tay trên lụa XQ Việt Nam đang xích gần các loại hình nghệ thuật âm nhạc, thi ca, hội họa. Thông qua các chủ đề về sự sống - cái chết niềm hy vọng - những xác tín ẩn dấu và cả những thuộc tính thân phận con người, nghệ thuật thêu đã đem lại một cái gì thuộc về cách nhìn của thế giới chúng ta, bằng hình ảnh của một cõi âm nhạc và cái đó có thể biểu đạt bằng nghệ thuật cổ truyền dân tộc.
Theo HL

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2009

BÌNH HOA HẠT CHUỖI

Vậy là chúng ta đã làm quen được với nhiều loại hoa: hoa voan, hoa giấy, hoa đất sét, hoa chuỗi. Theo các bạn thì loại hoa nào đẹp nhất? Theo tôi thì mỗi loại hoa có một vẻ đẹp đặc trưng riêng. Tuy nhiên nếu xét về độ khó thì hoa chuỗi có vẻ "khó xơi" nhất.
Để làm được một chậu hoa chuỗi, các bạn phải có lòng đam mê và tính kiên nhẫn. Những hạt chuỗi nhỏ xíu có thể làm các bạn nãn lòng khi bạn phải tẩn mẩn tỉ mỉ kết từng cánh hoa rồi mới ráp lại thành bông hoa. Tuy nhiên, sau khi làm được một chậu rồi tôi tin rằng các bạn sẽ muốn làm ngay chậu thứ hai. Kỳ này tôi xin giới thiệu với các bạn hai loại hoa mới: Hoa cúc và Salem
Nguyên liệu:
- Hạt cườm các màu trắng, cam, tím, xanh lá cây
- Dây đồng, dây kẽm
- Keo sáp
- Chậu cắm nhỏ
Cách làm
Hoa cúc
Dùng dây đồng xỏ qua 1 hạt cườm màu cam, sau đó xỏ tiếp qua 8 hạt cườm màu trắng, cuối cùng xỏ qua lại hạt cườm màu cam ban đầu, ta được 1 cánh hoa. (Hình 1)
Tiếp tục với một đầu dây đồng, ta xỏ qua hạt cườm màu cam, xỏ tiếp qua 8 hạt cườm màu trắng, cuối cùng xỏ lại hạt cườm màu cam, ta được cánh hoa thứ 2 tiếp nối cánh hoa thứ nhất. (Hình 2)
Tương tự các bước như thế, các bạn làm 8 cánh hoa nối tiếp nhau. Sau khi hoàn thành, ta dùng đầu dây đồng xỏ qua hạt cườm màu cam của cánh hoa thứ nhất để nối các cánh hoa lại thành một vòng tròn.(Hình 3)
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Vẫn giữ đầu sợi dây đồng, ta xỏ tiếp qua 5 hạt cườm màu cam và nối lại thành vòng tròn để làm nhuỵ (Hình 4)
Cuối cùng, luồn đầu dây đồng qua mặt dưới của bông hoa. Xỏ 2 đầu dây đồng qua 1 hạt cườm tròn màu xanh để làm đài hoa. (Hình 5)
Tương tự làm khoảng 7-8 bông hoa.
Hình 4
Hình 5

Xâu hạt cườm màu xanh theo sơ đồ hình 6,7,8 các bạn sẽ có được chiếc lá như hình 9 (các bạn có thể tham khảo cách xâu ở các bài trước)
Hình 6
Hình 7
Hình 8
Hình 9
Cắt đoạn kẽm cao hơn chiều dài của bình cắm 1 chút (độ dài ngắn của các bông hoa có thể khác nhau) kẹp vào cành hoa. Dùng keo sáp quấn quanh cành hoa, trong quá trình quấn, các bạn có thể ráp lá như hình 10
Hình 10
Hoa salem
Cách kết salem tương tự như cách kết bi trắng (các bạn có thể tham khảo bài trước). Tuy nhiên, các bạn kết hoa thành 2 nhánh đối xứng nhau như hình 11.
Sau khi kết, các bạn uốn cong các bông hoa lên phía trên và uốn cong nhánh salem để tạo dáng (Hình 12)
Chúng ta cần khoảng 8-10 nhánh salem cho 1 bình hoa.
Hình 11
Hình 12
Cắm hoa
Cắm hoa cúc trắng so le nhau sát miệng bình.
Chia salem thành 2 nhóm. Một nhóm cắm hướng lên trên nghiêng về phía tay phải. Một nhóm cắm hướng xuống nghiêng về phía tay trái.
Thế là chúng ta đã có thêm một chậu hoa xinh xắn để bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Trong hình, có lẽ các bạn sẽ không thấy được hết vẻ đẹp lấp lánh của hạt cườm. Các bạn thử bắt tay vào làm xem. Tôi tin rằng các bạn sẽ ngất ngây trước vẻ sang trọng, quý phái của nó. Nếu các bạn làm được sản phẩm, hãy mạnh dạn chia xẻ với mọi người qua câu lạc bộ này. Chúc các bạn thành công và có được những sản phẩm thật đẹp.

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2009

DÂY BUỘC TÓC VÀ MÓC ĐIỆN THỌAI

Cách Làm: Dây Móc Điện Thoại (Số 03)

Trích Từ Báo Tiếp Thị & Gia Đình Số 03


Reply With Quote

LÀM MÓC ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG






Để có mấy em xinh tươi bên trên bạn cần chuẩn bị vài thứ đơn giản sau:

-Vải dạ nỉ các màu.
-Dây móc điện thoại. Nếu bạn chưa biết chỗ mua thì bạn check lại bài Địa chỉ mua nguyên vật liệu nhé.
-Kéo.
-Kim và chỉ các màu.
-Keo dán.
-Một vài thứ phụ kiện để trang trí khác như: dây ruy băng, hạt cườm, kim sa…

Cách làm:

Ba chiếc móc điện thoại trên kia khi được vẽ ra thì đơn giản như thế này đây:





1. Lấy ví dụ cụ thể là chiếc móc treo có hình vương miện nhé. Bạn sẽ phải cắt vải thành các chi tiết như này nè:



Gồm có hai hình tròn có kích cỡ to nhỏ khác nhau, một hình vương miện có thể nằm gọn trong hình tròn nhỏ, hai dải dây đeo có kích thước 1cmx10cm và 1,3cmx10cm. Đây là số đo cụ thể của mấy chiếc móc mẫu, bạn muốn làm với số đo khác cũng được luôn ^^v

Bạn nên dùng các màu vải khác nhau cho các chi tiết ha.

2. Sau khi cắt vải xong hết, bạn khâu các chi tiết lại với nhau. Riêng viên kim cương 24k kia thì bạn phải dùng keo dán lên chiếc vương miện nhé ;))




Các chi tiết khác như chiếc lá và trái tim thì bạn chỉ cần trang trí đơn giản thôi. Dùng chỉ thêu vài đường làm gân lá nè, khâu trái tim xong thì đính thêm quả nơ nhỏ nữa.

3. Phần dây dài cũng rất đơn giản. Hồi nãy mình đã cắt hai đoạn có kích thước khác nhau rồi, giờ thì bạn khâu dây bé lên trên dây to thôi. Nên dùng chỉ khác màu cho nổi bật nhé. Nhớ phải khâu đều tay đó!





4. Gập đôi dây vải rồi dùng kẹp móc kẹp chặt hai đầu lại. Tiếp đó đính phần trang trí lên trên, cuối cùng là móc dây treo vào!!!



Xong rồi!!!! Móc vào điên thoại ngay!!! *móc móc*
Mang đi khoe ngay!!! *chạy mang đi khoe *





Cẩn thận không lại bị cướp hết móc treo à nha ~ Làm tặng người nọ người kia nhớ để dành cho Ichimade một chiếc với ha :”>



A Ngọc

theo Non. W.Cute

LÀM MÓC KHÓA

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:


- Vải dạ màu cam, màu trắng
- Bông hóa học
- Dây móc chìa khóa
- Kim, chỉ, bút
- Bìa cứng

Cách làm:


Bước 1:


- Vẽ hình chiếc nấm lên tờ bìa
Bước 2:
- Cắt vải dạ màu đỏ thành hình nấm, còn màu trắng thành đốm chấm.
- Bạn nhớ cắt thành hai chiếc nấm để làm mặt trái và phải đấy nhé.
Bước 3:


- Khâu các đốm trắng lên trên mũ nấm.
- Cắt một hình chữ nhật màu đỏ nho nhỏ để luồn dây mắt xích.
- Nếu thích, bạn có thể thêu tên mình lên chân nấm.
Bước 4:
- Khâu hai mặt “chiếc nấm” lại với nhau, để chừa lại một đầu nhỏ (còn đút bông vào mà).

Bước 5:

- Nhét bông hóa học vào trong để chiếc nấm trông thật mũm mĩm, khâu kín lại rồi móc dây mắt xích vào là hoàn thành “kiệt tác” rùi.


THẮT VÒNG ĐEO TAY

Bạn có thể lựa chọn màu sắc mình yêu thích hay thật nhiều màu sắc để làm sợi dây này.
Tự làm cho mình một sợi dây đeo tay thật cá tính còn gì thích thú cho bằng. Bạn có thể lựa chọn màu sắc mình yêu thích hay thật nhiều màu sắc để làm sợi dây này. Thử nghĩ sợi dây sẽ hợp với bộ trang phục nào, bạn sẽ tìm ra màu hợp gu nhấ tcho mà xem.

Nguyên liệu:

- Dây dù

- Hạt nhiều màu, to nhỏ kiểu dáng khác nhau.

- Nhíp.

Thực hiện:

- Trước tiên ta học cách thắt nút dây căn bản. Thắt dây dù thành một vòng.

- Thắt vòng thứ hai, vòng quan vòng thứ nhất.

- Dùng nhíp kẹp hai đoạn dây ở giữa.

- Kéo chúng ra ngoài.

- Ta có nút thắt như sau.

- Áp dụng cách thắt trên, ta xỏ thêm ít hạt vào.

Thắt lại thành nút.

-Kéo các sợi dây sát lại.

-Xỏ thêm một hạt to để tạo khoảng cách, ta tiếp tục thắt tiếp.

-Cho đến khi tạo được một đoạn dài vừa ý.

-Với những loại hạt khác nhau, bạn sẽ có những sợi dây đeo tay khác nhau và chúng sẽ phù hợp với những trang phục khác nhau.

-Cùng một cách thắt, bạn có thể tạo ra một sợi dây mềm mại, duyên dáng, hay một sợi dây mạnh mẽ, trẻ trung. Biết kết hợp nhiều sắc màu sợi dây của bạn sẽ rất nhí nhảnh, dễ thương đấy!.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG NHÉ

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2008

NẾU KHÔNG CÒN AI BÊN TA


Khi cô đơn bạn sẽ thấy mình tuy có nhiều bạn nhưng hiện tại không có ai bên cạnh.Bạn biết mình sẽ phải thay đổi cách đối xử với người tìm đến an ủi bạn trong lúc này
Khi cô đơn bạn sẽ nghe được âm thanh của kim đồng hồ đang chạy. Bạn sẽ hiểu rằng mình đã đánh mất nhiều điều có giá trị trong cuộc sống.
Khi cô đơn bạn sẽ biết mình đang thiếu gì, có gì và muốn gì nhất.
Khi cô đơn bạn sẽ biết mình cần ai, tin tưởng ai và muốn ai có mặt ngay lúc này để bạn trải lòng chia sẻ. Bạn sẽ biết rằng ai là người quan trọng nhất với mình.
Khi cô đơn bạn sẽ có cơ hội ngẫm nghĩ về cuộc sống, gia đình, bạn bè và mọi điều tốt xấu trong cuộc sống.
Khi cô đơn bạn sẽ thêm yêu quý niềm vui, hạnh phúc.Bạn hiểu rằng những thứ mà bạn có hiện tại là không dễ dàng chút nào.
Khi cô đơn bạn sẽ biết cuộc sống luôn cần sự chia sẻ. Bạn biết mình cần đến với những người xung quanh khi họ rơi vào hoàn cảnh tương tự như bạn lúc này.